Bệnh tay chân miệng là gì? Hướng dẫn phụ huynh xác định dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cho con?

Cho tôi hỏi bệnh tay chân miệng là gì? Hướng dẫn phụ huynh xác định dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cho con? Câu hỏi từ chị Huyền (TP.Hồ Chí Minh)

Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh từ đâu?

Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn về bệnh tay chân miệng như sau:

ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Như vậy, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

- Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

- Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

- Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng:

+ Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

+ Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.

- Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

- Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Bệnh ta chân miệng là gì? Hướng dẫn phụ huynh xác định dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cho con?

Bệnh ta chân miệng là gì? Hướng dẫn phụ huynh xác định dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cho con? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn phụ huynh xác định dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cho con?

Tại Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng bệnh tay chân miệng như sau:

Các triệu chứng lâm sàn

- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ.

+ Nôn.

+ Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Các thể lâm sàng

- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.

- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

Như vậy, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng kể trên để phát hiện con mình có bị tay chân miệng hay không để sớm có phương án điều trị.

Phân tuyến điều trị bệnh tay chân miệng được quy định như thế nào?

Nguyên tắc điều trị hướng dẫn tại Tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012:

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).

- Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.

- Đối với trường hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu (ABC...)

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Phân tuyến điều trị hướng dẫn tại Tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012:

- Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân:

+ Khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1

+ Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dưới 12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo.

+ Điều kiện: Bác sỹ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.

- Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân.

+ Khám, điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 và 2a.

+ Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2b trở lên hoặc độ 2a có bệnh phối hợp kèm theo.

+ Điều kiện: Bác sỹ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.

- Bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh.

+ Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.

+ Chuyển tuyến: Đối với bệnh tay chân miệng độ 3,4 khi không có đủ điều kiện hồi sức tích cực Nhi, đảm bảo chuyển tuyến an toàn.

+ Điều kiện:

++ Bác sỹ, điều dưỡng được huấn luyện nâng cao về điều trị và hồi sức bệnh tay chân miệng.

++ Có đơn nguyên điều trị bệnh tay chân miệng.

- Bệnh viện Nhi, Truyền nhiễm và các bệnh viện được Bộ Y tế phân công là bệnh viện tuyến cuối của các khu vực.

+ Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.

+ Điều kiện:

++ Bác sỹ, điều dưỡng được huấn luyện nâng cao về điều trị và hồi sức bệnh tay chân miệng.

++ Có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, hồi sức bệnh tay chân miệng.

++ Có đơn vị huấn luyện bệnh tay chân miệng.

Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Căn cứ Mục 4 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng:

- Nguyên tắc phòng bệnh:

+ Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

+ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

- Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

+ Cách ly theo nhóm bệnh.

+ Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

+ Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

+ Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Phòng bệnh ở cộng đồng:

+ Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

+ Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

+ Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

+ Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

Trân trọng!

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ mấy tuổi? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu, không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng từ ngày 01/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị bệnh truyền nhiễm có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách khám chữa bệnh từ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A có được từ chối chữa bệnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
Phan Vũ Hiền Mai
650 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào