Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào?
- Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào?
- Các biện pháp nhận biết khách hàng cụ thể cho nhóm đối tượng khách hàng có rủi ro về rửa tiền thấp gồm những biện pháp nào?
- 04 trường hợp mà các tổ chức tài chính cần phải nhận biết khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền?
Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền như sau:
Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
...
2. Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:
a) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;
b) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
...
Theo đó, việc áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng sẽ được thực hiện tương ứng với từng nhóm khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền khác nhau cụ thể là:
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro thấp: áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ;
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro trung bình: áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng theo quy định về nhận biết khách hàng tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao: áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng theo quy định về nhận biết khách hàng tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và các biện pháp tăng cường khác.
Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp nhận biết khách hàng cụ thể cho nhóm đối tượng khách hàng có rủi ro về rửa tiền thấp gồm những biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền như sau:
Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng, khi áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, đối tượng báo cáo được lựa chọn áp dụng một hoặc tất cả các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau:
- Không thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu thông qua các loại giao dịch hoặc mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập xác định được mục đích và bản chất mối quan hệ kinh doanh;
- Giảm tần suất cập nhật thông tin nhận biết khách hàng so với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình;
- Giảm mức độ giám sát giao dịch của khách hàng so với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình.
04 trường hợp mà các tổ chức tài chính cần phải nhận biết khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền là:
- Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
- Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
Trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
- Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
- Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?