Sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người khác để hành nghề thanh lý tài sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người khác để hành nghề thanh lý tài sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 79 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên của người khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
c) Thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi có căn cứ cho rằng thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp quản tài viên;
d) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ 02 doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trở lên tại cùng một thời điểm;
đ) Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và đăng ký hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại cùng một thời điểm;
e) Đồng thời tham gia hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại 02 doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trở lên;
g) Không đề nghị thay đổi địa điểm giao dịch; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định đối với trường hợp quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân;
h) Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.
...
Như vậy, đối với việc sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người khác để hành nghề thanh lý tài sản sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 7.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị tước chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được trong thời gian thực hiện. (Theo điểm a khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều 79 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi này là dành cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người khác để hành nghề thanh lý tài sản bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Văn bản chỉ định Quản tài viên thực hiện thanh lý tài sản gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Phá sản 2014 quy định về việc chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cụ thể như sau:
Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
3. Văn bản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
c) Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Căn cứ để chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
e) Tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
h) Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.
Như vậy, văn bản chỉ định Quản tài viên thực hiện thanh lý tài sản gồm những nội dung, chủ yếu:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Tên, địa chỉ của Quản tài viên thanh lý tài sản.
- Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Căn cứ để chỉ định Quản tài viên thanh lý tài sản.
- Tạm ứng chi phí Quản tài viên thanh lý tài sản.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên trong việc thực hiện thanh lý tài sản.
- Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.
Luật sư có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được thực hiện thanh lý tài sản không?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân như sau:
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
...
2. Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
...
6. Luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, khi luật sư có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì hoàn toàn đủ điều kiện được thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải nộp giấy đề nghị đăng ký hành nghề theo mẫu.
Tải về mẫu đề nghị đăng ký hành nghề thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại đây: Tại đây!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?