Ai là người ngăn chặn việc tẩu tán tài sản sau khi doanh nghiệp mở thủ tục phá sản?
- Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản mà người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Ai là người ngăn chặn việc tẩu tán tài sản sau khi doanh nghiệp mở thủ tục phá sản?
- Việc giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản trong doanh nghiệp thì có bị vô hiệu không?
Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản mà người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 75 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản mà người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn buộc phải trả lài số tài sản đã tẩu tán theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi này là danh cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Ai là người ngăn chặn việc tẩu tán tài sản sau khi doanh nghiệp mở thủ tục phá sản? (Hình từ Internet)
Ai là người ngăn chặn việc tẩu tán tài sản sau khi doanh nghiệp mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Như vậy, Quản tài viên là người người ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, bảo quản tài sản, ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không có sự cho phép của thẩm phán, tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản sau khi có quyết định mở thủ thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.
Việc giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản trong doanh nghiệp thì có bị vô hiệu không?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Phá sản 2014 quy định về giao dịch bị coi là vô hiệu như sau:
Giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, đối với việc giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản trong doanh nghiệp là một trong những giao dịch bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Người có mục đích giao dịch nhằm tẩu tán tài sản thì giao dịch dân sự đó cũng sẽ bị vô hiệu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?