Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 61 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về giám hộ cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về giám hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi;
b) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với việc lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi này áp dụng cho hành vi vi phạm của cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Anh ruột có được là người giám hộ đương nhiên của em chưa thành niên không?
Theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên cụ thể như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậy, đối với việc anh ruột sẽ được là người giám hộ đương nhiên của em chưa thành niên khi:
- Em không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
- Em có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Ngoài ra, việc anh chị ruột giám hộ em chưa đủ thành niên phải tính từ anh chị lớn nhất rồi giảm dần nếu không đáp ứng đủ điều kiện làm người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh chị ruột cụ thể là người giám hộ của em chưa thành niên.
Quyền của người giám hộ đối với người chưa thành niên gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ cụ thể như sau:
Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, quyền của người giám hộ đối với người chưa thành niên, bao gồm:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?