Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?

Cho hoi: Con là người giám hộ cho cha mẹ được không? Câu hỏi của chị Phi (Bạc Liêu)

Người chưa thành niên sẽ do ai làm giám hộ?

Giám hộ là việc một cá nhân, pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng:

- Người chưa thành niên.

- Người mất năng lực hành vi dân sự.

- Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ cụ thể như sau:

Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Do đó, căn cứ định nghĩa này, có thể thấy việc giám hộ phải được một trong ba cơ quan sau đây cử, chỉ định:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã cử.

- Toà án nhân dân chỉ định.

- Công chứng văn bản lựa chọn người giám hộ khi người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình khi họ ở tình trạng cần được giám hộ và người được lựa chọn làm giám hộ đồng ý.

Do đó, theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Như vậy, người chưa thành niên sẽ do cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật và chỉ trong các trường hợp nêu trên thì mới cần người giám hộ.

Và người giám hộ trong các trường hợp này được nêu tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 theo thứ tự sau đây:

- Đầu tiên: Anh ruột hoặc chị ruột (anh chị cả).

- Thứ hai: Nếu những người ưu tiên ở trên không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ trừ trường hợp có thoả thuận người anh/chị ruột khác làm người giám hộ.

- Thứ ba: Nếu không có anh/chị ruột thì người giám hộ sẽ là: Ông bà nội; ông bà ngoại hoặc những người này sẽ thoả thuận cử ra một hoặc một số người trong số này làm người giám hộ.

- Thứ tư: Bác/chú/cậu/cô/dì ruột nếu không có những đối tượng nêu trên.

Khi đó, người giám hộ cần phải đáp ứng các điều kiện:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;

- Không phải đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự/bị kết án mà chưa xoá án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khác;

- Không bị Toà tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên.

Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?

Con là người giám hộ cho cha mẹ được không? (Hình từ Internet)

Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?

Không chỉ cha mẹ có thể làm người giám hộ cho con chưa thành niên mà ngược lại, con có thể là người giám hộ cho cha mẹ. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu tại mục 1 thì con là người giám hộ cho cha mẹ trong trường hợp:

- Cha, mẹ là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Cha, mẹ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và đã đồng ý về việc con của họ được làm người giám hộ cho họ tại thời điểm yêu cầu người giám hộ (nếu hộ có năng lực thể hiện ý chí của mình).

- Cha, mẹ lựa chọn con họ là người giám hộ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ.

Theo đó, nếu con làm người giám hộ trong các trường hợp nêu trên thì sẽ có quyền, nghĩa vụ sau đây:

Con giám hộ cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự

- Quyền:

Dùng tài sản của cha mẹ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của cha mẹ.

Được thanh toán các chi phí hợp lý trong việc quản lý tài sản của cha mẹ.

Đại diện thay cho cha mẹ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác nhằm bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của cha mẹ.

(Căn cứ tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015).

- Nghĩa vụ:

Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho cha mẹ.

Đại diện trong các giao dịch dân sự thay cho cha mẹ.

Quản lý tài sản của cha mẹ.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cha mẹ.

Con giám hộ cha mẹ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Quyền: Thực hiện một trong các quyền của trường hợp con giám hộ cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Toà án.

- Nghĩa vụ: Thực hiện một trong các nghĩa vụ của trường hợp con giám hộ cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Toà án.

Lưu ý: Để được giám hộ cho cha mẹ, con phải đáp ứng các điều kiện của người làm giám hộ nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt cùng với việc đáp ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

- Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác: Cố ý gây thương tích, giết người.

Người giám hộ có phải là người đại diện theo pháp luật?

Giám hộ và đại diện là hai khái niệm được nêu tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, giám hộ và đại diện có một số điểm giống nhau như:

- Đều được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015;

- Đều do cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện;

- Mục đích đều để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ hoặc đại diện.

Tuy nhiên, giám hộ và đại diện là hai khái niệm khác nhau và được năm trong 2 chương hoàn toàn khác nhau của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Giám hộ được quy định tại Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự 2015: Là việc cá nhân, pháp nhân được quy định, được cử hoặc chỉ định chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

Đại diện được quy định tại Chương IX Bộ luật Dân sự 2015: Là việc cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích và nhân danh cá nhân, pháp nhân khác. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện

Như vậy, với hai khái niệm trên thì có thể hoàn toàn chứng minh rằng người giám hộ không phải là người đại diện theo pháp luật.

Trân trọng!

Người giám hộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người giám hộ
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người có được nhiều người giám hộ không? Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không biết chữ thì có được làm người giám hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ? Người giám hộ có những quyền nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người giám hộ đương nhiên của cha mẹ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người giám hộ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,666 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người giám hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào