Phương pháp sửa chữa sổ kế toán đúng theo quy định pháp luật?

Cho tôi hỏi, các phương pháp sửa chữa sổ kế toán đúng theo quy định pháp luật? Câu hỏi của Chị Tâm (An Giang)

Phương pháp sửa chữa sổ kế toán đúng theo quy định pháp luật?

Căn cứ quy đinh khoản 1 Điều 27 Luật Kế toán 2015 quy định về sửa chữa sổ kế toán như sau:

Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
...

Như vậy, trong trường hợp phát hiện sai sót thì phải thực hiện việc sửa chữa sổ kế toán theo ba phương pháp sau đây:

- Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

- Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

- Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

Phương pháp sửa chữa sổ kế toán đúng theo quy định pháp luật?

Phương pháp sửa chữa sổ kế toán đúng theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp có bị xử phạt không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;
c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.
...

Như vậy, hành vi sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
...
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Như vậy, việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm;

Lưu ý: Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán;

Lưu ý: Trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Trân trọng!

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sổ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ kế toán của công ty chứng khoán bao gồm những loại nào? Thời điểm mở sổ kế toán của công ty chứng khoán là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót lập báo cáo thu nội địa năm là khi nào kể từ thời điểm khóa sổ kế toán năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp nhập trước xuất trước là gì? Hướng dẫn ghi Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của Hộ kinh doanh theo phương pháp nhập trước xuất trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ mới nhất 2024 theo Thông tư 88?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi Mẫu S01-DN sổ nhật ký, sổ cái theo Thông tư 200 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S18-DNN thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S12-DNN sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ kế toán thuế nội địa mới nhất năm 2024? Kỳ kế toán thuế nội địa được tính từ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu khi khóa sổ kế toán năm để báo cáo thu nội địa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ kế toán có phải lưu giữ tại trụ sở chính doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ kế toán
Đinh Khắc Vỹ
722 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sổ kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào