06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030?

Cho tôi hỏi 06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030? (Câu hỏi của chị Trân - Hậu Giang)

Việc phê duyệt Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các nội dung nào?

Theo Tờ trình 4225/TTr-BCT năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoach tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; ý kiến của các bộ, ngành, địa phương về Quy hoach tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoach tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, việc phê duyệt Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các nội dung như sau:

Thứ nhất: Phạm vi và ranh giới quy hoạch

Thứ hai: Quan điểm và mục tiêu phát triển.

Thứ ba: Định hướng và mục tiêu quy hoạch phân ngành năng lượng.

Thứ tư: Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển các công trình năng lượng và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích.

Thứ năm: Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và thứ tự ưu tiên thực hiện.

Thứ sáu: Giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030?

06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030? (Hình từ Internet)

Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 điều chỉnh các phân ngành nào?

Căn cứ theo Mục 1 Điều 1 Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2023 quy định về phạm vi và ranh giới quy hoạch. Trong đó, Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 điều chỉnh các phân ngành như sau: dầu khí, than, điện, năng lượng mới và tái tạo với các nhiệm vụ từ điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò, khai thác, sản xuất, tồn trữ, phân phối đến sử dụng và các hoạt động khác có liên quan.

06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Theo quy định tại Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nội dung mục tiêu phát triển Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có 03 mục tiêu tổng quát và 03 mục tiêu cụ thể.

Thứ nhất: Mục tiêu tổng quát

(1) Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

(2) Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải rộng bằng “0” vào năm 2050. Ngành năng lượng phát triển hải hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

(3) Phát triển ngành công nghiệp năng lượng độc lập tự chủ; hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực.

Thứ hai: Mục tiêu cụ thể

(1) Về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050:

+ Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 107 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và đạt 165 - 184 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.

+ Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 155 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và 294 - 311 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.

- Năng tổng mức dự trữ xăng dầu cả nước (bao gồm cả dầu thô và sản phẩm) lên 75 - 80 ngày nhập ròng vào năm 2030. Định hướng sau năm 2030, xem xét tăng dần mức dự trữ lên 90 ngày nhập ròng.

(2) Về chuyển đổi năng lượng công bằng

- Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050.

- Tiết kiệm năng lượng khoảng 8 - 10% vào năm 2030 và khoảng 15 - 20% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường.

- Mức thải khí nhà kính khoảng 399 - 449 triệu tấn năm 2030 và khoảng 101 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu cắt giảm khi nhà kính 17 – 26% vào năm 2030 khoảng 90% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Hướng tới đạt mức phát thải đinh vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

(3) Về phát triển ngành công nghiệp năng lượng

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong

+ Sản lượng khai thác dầu thô giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,0 - 9,5 triệu tấn/năm. Định hướng giai đoạn 2031 – 2050 đạt 7,0 - 9,0 triệu tấn/năm.

+ Sản lượng khai thác khí tự nhiên giai đoạn 2021 - 2030 đạt 5,5 - 15 tỷ m3/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050 đạt 10 - 15 tỷ m/năm.

+ Sản lượng khai thác than giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 41 - 47 triệu tấn than thương phẩm/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050, khoảng 39 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2045, khoảng 33 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2050. Phấn đấu trước năm 2040 đưa vào vận hành thử nghiệm khai thác tại Bể than sông Hồng và tiến tới khai thác quy mô công nghiệp trước năm 2050 (nếu thử nghiệm thành công).

- Tập trung phát triển ngành công nghiệp năng lượng hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực, hình thành và phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thể:

+ Phấn đấu đến 2030, hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng sạch bao gồm sản xuất và sử dụng năng lượng, công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan tại Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.

+ Phát triển sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 100 – 200 nghìn tấn/năm. Định hưởng đến năm 2050 quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 10 - 20 triệu tấn/năm.

Trân trọng!

Quy hoạch năng lượng quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy hoạch năng lượng quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
06 Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy hoạch năng lượng quốc gia
Dương Thanh Trúc
514 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy hoạch năng lượng quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch năng lượng quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào