Năm 2024, người lao động đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì được hưởng thai sản?
Năm 2024, người lao động đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì được hưởng thai sản?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội được hưởng thai sản được quy định như sau:
- Từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với các đối tượng sau:
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Năm 2024, người lao động đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì được hưởng thai sản? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới nhất như thế nào?
[1] Thời gian hưởng chế độ khi khám thai quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
- Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
[2] Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
[3] Thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Đối với lao động nữ:
+ Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
+ Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Đối với lao động nam:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
[4] Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
[5] Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
[6] Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định
- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Lưu ý: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Các khoản tiền nào mà người lao động được nhận thì hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
[1] Mức hưởng chế độ khi khám thai quy định điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo tháng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
[2] Mức hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý quy định điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo tháng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
[3] Mức hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo tháng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
[4] Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Lưu ý: Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 đồng (Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Do đó, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.800.000 đồng x 2 = 3.600.000 đồng.
[5] Tiền hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Lao động nữ
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Lao động nam
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày.
- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo tháng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
[6] Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở là 540.000 đồng/ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?