Mục đích của việc thanh tra kiểm tra về giá là gì? Thanh tra kiểm tra về giá thực hiện trên nguyên tắc nào?
Mục đích của việc thanh tra kiểm tra về giá là gì?
Căn cứ theo 67 Luật Giá 2023 quy định về mục đích của thanh tra kiểm tra như sau:
Mục đích của thanh tra, kiểm tra
1. Mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Theo đó, mục đích của việc thanh tra kiểm tra về giá là:
- Đối với thanh tra về giá thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Đối với kiểm tra:
+ Góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá;
+ Nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá;
+ Phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Mục đích của việc thanh tra kiểm tra về giá là gì? Thanh tra kiểm tra về giá thực hiện trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc thanh tra, kiểm tra về giá dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Giá 2023 quy định về nguyên tắc thanh tra, kiểm tra như sau:
Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra
1. Công tác thanh tra phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại pháp luật về thanh tra.
2. Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
b) Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
c) Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
d) Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Theo đó, việc thanh tra và kiểm tra về giá cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Đối với thanh tra về giá: tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Đối với kiểm tra:
+ Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
+ Phạm vi, thời gian kiểm tra không trùng lĩnh vực đối với một đơn vị với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước;
+ Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục;
+ Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về giá?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giá 2023 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này còn bị đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó, khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật về giá sẽ bị xử lý theo quy định dựa trên tính chất, mức độ vi phạm.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Giá 2023 quy định về thời hạn thanh tra kiểm tra như sau:
Thời hạn thanh tra, kiểm tra
1. Thời hạn thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày. Biên bản kiểm tra phải được lập trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
Theo đó, về thời hạn thanh tra, kiểm tra về giá được quy định cụ thể như sau:
- Đối với thanh tra sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Đối với kiểm tra: được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Có thể gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng chỉ được gia hạn 01 lần và không quá 10 ngày.
Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?