Mức xử phạt hành chính vi phạm quy định về nhập khẩu giống cây trồng từ 28/7/2023?
Nhập khẩu giống cây trồng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 quy định nhập khẩu giống cây trồng:
Nhập khẩu giống cây trồng
1. Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
3. Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
a) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
b) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
d) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
5. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng.
Như vậy, việc nhập khẩu giống cây trồng được quy định như sau:
- Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành;
- Hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
- Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định sau:
+ Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng;
+ Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
+ Kiểm định ruộng giống được thực hiện trong quá trình sản xuất giống cây trồng theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống, do người được tập huấn nghiệp vụ thực hiện.
- Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
- Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
+ Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
+ Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định.
+ Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
+ Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
- Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng.
Mức xử phạt hành chính vi phạm quy định về nhập khẩu giống cây trồng từ 28/7/2023?(Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về nhập khẩu giống cây trồng?
Căn cứ khoản 1 khoản 4 Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về nhập khẩu giống cây trồng:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
...
4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
...
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm về nhập khẩu giống cây trồng được quy định như sau:
- Nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Nhập khẩu giống cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
Mức xử phạt hành chính vi phạm về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng từ 28/7/2023?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi vi phạm quy định về nhập khẩu giống cây trồng:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế mà không báo cáo kết quả nhập khẩu và sử dụng giống về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không đúng với nội dung trong Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế mà không có Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng gây hại đến sản xuất, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tái xuất giống cây trồng đối với hành vi quy định tại mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng gây hại đến sản xuất, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP)
Lưu ý: Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?