Lực lượng vũ trang diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
- Phòng thủ dân sự được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luât?
- Trang thiết bị phòng thủ quân sự bao gồm những loại nào?
- Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
- Lực lượng vũ trang diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
- Xây dựng chiến lược phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở nào?
Phòng thủ dân sự được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luât?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có định nghĩa về phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Trang thiết bị phòng thủ quân sự bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về trang thiết bị phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Trang thiết bị phòng thủ dân sự
1. Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự, hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.
3 Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp.
Như vậy, trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư những trang thiết bị thiết yếu đảm bảo cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Lưu ý: Danh mục trang thiết bị dân sự hiện tại Bộ Quốc phòng vẫn chưa công bố danh sách.
Lực lượng vũ trang diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự được quy định bao gồm:
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự.
- Trang bị kiến thức về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng thủ dân sự được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013.
- Cơ quan, tổ chức, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức tuyên truyền, ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao nhận thức về phòng thủ dân sự.
Lực lượng vũ trang diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự
1. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phỏng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang;
b) Bộ trưởng các Bộ có lực lượng chuyên trách về phòng thủ dân sự xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng do Bộ minh quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
2. Diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng thủ dân sự;
b) Các Bộ chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương trên địa bản thực hiện diễn tập phòng thủ dân sự theo kế hoạch của địa phương.
Như vậy, đối với lực lượng vũ trang diễn tập phòng thủ dân sự được quy định theo trình tự, bao gồm:
- Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ.
- Các Bộ chỉ đạo cơ quan phối hợp với các địa phương trên địa bản thực hiện diễn tập phòng thủ dân sự.
Xây dựng chiến lược phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định việc xây dựng chiến lược phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở, bao gồm:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự.
- Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.
- Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?