Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Giảng viên được phân hạng chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên tại được phân hạng như sau:
- Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01.
- Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02.
- Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03.
- Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23.
Giảng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào?
Theo quy định Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo.
- Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.
- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, nghiên cứu sinh.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc.
- Thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học.
- Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác.
Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Theo quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian không được hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
......
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, thông qua quy định trên, trong thời gian giảng viên được cử đi công tác ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định thì giảng viên sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Mức phụ cấp đối với giảng viên là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên cụ thể như:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
.....
Thông qua quy định trên, tiền phụ cấp thâm niên của giảng viên được tính và trả vào tiền lương hàng tháng.
Mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng đối với giảng viên được xác định như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Trong đó:
- Mức lương cơ sở hiện nay (áp dụng từ 01/07/2023): 1.800.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
- Trường hợp giảng viên đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?