Có được hợp thửa đất liền kề nhau khi không cùng mục đích sử dụng đất thành một không?
Hợp thửa đất được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ hợp thửa đất chính xác như thế nào.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có định nghĩa về thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Như vậy, có thể hiểu việc hợp thửa đất là việc gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung theo quy định của pháp luật cho phép.
Có được hợp thửa đất liền kề nhau khi không cùng mục đích sử dụng đất thành một không? (Hình từ Internet)
Có được hợp thửa đất liền kề nhau khi không cùng mục đích sử dụng đất thành một không?
Căn cứ theo khoản 2.3 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về nội dung bản đồ địa chính như sau:
Nội dung bản đồ địa chính
...
2.3. Đối tượng thửa đất
a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
...
Như vậy, việc hợp thửa đất liền kề nhau khi không cùng mục đích sử dụng đất thành một là điều không thể đủ điều kiện.
Nếu muốn hợp thửa đất liền kề lại với nhau thì đầu tiên phải thực hiện mục đích chuyển quyền sử dụng đất quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 về cùng một loại đất. Sau đó mới có thể hợp thửa đất được.
Thủ tục hợp thửa đất đúng quy định pháp luật được như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT; bổ sung bởi khoản 2 Điều 19 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT; bổ sung bởi khoản 10 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về thủ tục hợp thửa đất đúng quy định pháp luật được thực hiện, bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hợp thửa đất
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hợp thửa đất:
Lưu ý: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3 Điều 4, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 88/2016/TT-BTC-BTNMT.
- Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
+ Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
+ Nộp bản chính giấy tờ.
- Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ.
Trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
- Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
+ Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
+ Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính thuộc Sở Tài nguyên và môi trường để hợp thửa đất.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Khi hồ sơ hợp lệ sẽ nộp lên cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới được hợp.
Bước 5: Cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?