Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư công gồm những nội dung chi nào?

Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư công gồm những nội dung chi nào? anh Phong (Quảng Bình)

Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư công gồm những nội dung chi nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 89 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư như sau:

Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
...
2. Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.

Như vậy, chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư công gồm những nội dung sau:

- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;

- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;

- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;

- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;

- Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có);

- Tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;

- Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.

Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư công được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 88 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư như sau:

Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
3. Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án;
b) Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau: chi phí đánh giá ban đầu: 2%; chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%; chi phí đánh giá kết thúc: 3%; chi phí đánh giá đột xuất: 3%.
Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.

Như vậy, định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư công được quy định như sau:

- Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án;

- Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau:

+ Chi phí đánh giá ban đầu: 2%;

+ Chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%;

+ Chi phí đánh giá kết thúc: 3%;

+ Chi phí đánh giá đột xuất: 3%.

Lưu ý: Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.

Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư gồm những nội dung chi nào?

Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư gồm những nội dung chi nào? (Hình từ internet)

Chi giám sát, đánh giá đầu tư công vượt định mức bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công như sau:

Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, người nào có hành vi Chi giám sát, đánh giá đầu tư công vượt định mức theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Bên cạnh đó người bị phạt còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào