Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải không?
Người khuyết tật có phải là người mất năng lực hành vi dân sự không?
Đầu tiên, tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Ngoài ra, tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về định nghĩa mất năng lực hành vi dân sự cụ thể như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, người bị mất năng lực hành vi dân sự được cho là bị tâm thần hoặc không thể nhận thức, làm chủ hành vi.
Do đó, đối với trường hợp người khuyết tật không hẳn là người mất năng lực hành vi dân sự. Căn bản mà nói người khuyết tật vẫn là người có khả năng nhận thức bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thì được xem là người có năng lực hành vi dân sự.
Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải không? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải không?
Căn cứu tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về người khuyết tật như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
...
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:
Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
...
Như vậy, với trường hợp người khuyết tật là người bị khiếm khuyết đi bộ phận trên cơ thể và sinh hoạt khó khăn chứ không đồng nghĩa người khuyết là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó, điều kiện về người khuyết tật không phải là một trong những căn cứ để xác định người này có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Chỉ trừ trường hợp người khuyết tật nghiện ma túy hoặc các chất kinh thích dẫn đến phá hoại tài sản của chính mình và được Tòa ra quyết định công nhận thì lúc này người khuyết tật mới bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người khuyết tật được hỗ trợ học nghề khi nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ban hành về việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cụ thể như sau:
Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
4. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Như vậy, đối với việc người khuyết tật được hỗ trợ học nghề từ đủ 13 tuổi trở lên nhưng không còn đi học tại các trường trung học nữa thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ giới thiệu việc học nghề.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?