Có những hình thức khiếu nại nào trong hoạt động kiểm toán nhà nước?

Cho hỏi: Có những hình thức khiếu nại nào trong hoạt động kiểm toán nhà nước? Câu hỏi của chị Lệ (Yên Bái)

Có những hình thức khiếu nại nào trong hoạt động kiểm toán nhà nước?

Căn cứ tại Điều 5 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định về hình thức khiếu nại cụ thể bao gồm:

- Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật.

- Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại.

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại.

+ Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ Kiểm toán viên của thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có).

+ Tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại.

+ Nội dung khiếu nại.

+ Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

+ Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại.

+ Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (nếu có).

Lưu ý: Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 06/7/2023 thay thế Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.

Có những hình thức khiếu nại nào trong hoạt động kiểm toán nhà nước?

Có những hình thức khiếu nại nào trong hoạt động kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)

Thời hiệu khiếu nại trong kiểm toán nhà nước là bao lâu?

Đầu tiên, theo Điều 6 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định về thời hiệu khiếu nai như sau:

Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Kiểm toán nhà nước về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước (được sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Dẫn chiếu đến Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
...
4. Thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước hoặc kể từ ngày biết được hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán khiếu nại về nghĩa vụ thuế trong thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
...

Như vậy, thời hiệu khiếu nại trong kiểm toán nhà nước là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Có thể rút đơn khiếu nại khi đã gửi đến kiểm toán nhà nước không?

Theo quy định tại Điều 7 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định về việc rút đơn khiếu nại như sau:

Rút khiếu nại
1. Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký, con dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp; đơn xin rút khiếu nại phải được gửi đến Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tham mưu, trình Tổng Kiểm toán nhà nước và thừa lệnh Tổng Kiểm toán nhà nước ký văn bản thông báo về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại gửi cho người khiếu nại.

Như vậy, đối với đang trong quá trình khiếu nai hay đang giải quyết khiếu nại thì người khởi kiện đề có thể rút đơn khiếu nại bất kỳ lúc nào mặc dù là đã gửi đến kiểm toán nhà nước.

Tuy nhiên, muốn rút đơn khiếu nại thì phải viết một đơn xin rút đơn khiếu nại kèm theo chữ ký, con dấu đầy đủ thì mới có hiệu lực.

Người nộp đơn khiếu nại đến kiểm toán nhà được không được thu lý trong trường hợp nào?

Theo Điều 8 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định về người nộp đơn khiếu nại đến kiểm toán nhà được không được thu lý trong trường hợp, bao gồm:

- Kết quả kiểm toán và quyết định xử phạt không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

- Người khiếu nại không cung cấp thông tin, chứng cứ (nếu có) chứng minh để làm căn cứ hợp pháp.

- Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.

- Khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại.

- Đơn khiếu nại không có chữ ký, con dấu.

- Khiếu nại về kết quả kiểm toán không phải do Kiểm toán nhà nước phát hành. hoặc

- Khiếu nại về hành vi không thuộc nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

- Thời hiệu khiếu nại kiểm toán đã hết theo quy định mà không có lý do chính đáng.

- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người khiếu nại rút đơn khiếu nại.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào