Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?

Cho tôi hỏi về mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Hường - TP HCM

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 giải thích về một số từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
...

Theo đó, quyền đối với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân là một phần của quyền sở hữu công nghiệp.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Như vậy, chuyển nhượng nhãn hiệu là việc tổ chức cá nhân chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải đáp ứng những quy định về nội dung cần có của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Theo đó, dựa trên những quy định chung về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì sau đây sẽ là mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có thể tham khảo:

Tải về chi tiết mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại đây

tải về

Các điều kiện nào hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu?

Căn cứ theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Theo đó, các chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tuân theo những điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu để có thể thực hiện việc chuyển nhượng đúng pháp luật.

Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực?

Căn cứ theo Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Theo đó, một điều bắt buộc để hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Trân trọng!

Nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hiệu
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí gia hạn nhãn hiệu là bao nhiêu? Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng dấu hiệu dưới dạng phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Định vị thương hiệu là gì? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khẳng định có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Căn cứ nào để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa bị làm giả?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là gì? Tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hiệu
Chu Tường Vy
1,641 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào