Làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi làm giả giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tuỳ vào mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào?

Làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)

Trường hợp cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khám sức khỏe như sau:

Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở khám sức khỏe.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khám sức khỏe khi không công bố thực hiện việc khám sức khỏe.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khám sức khỏe của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, việc cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu có thể bị xử lý vi phạm hành chính có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Việc khám sức khoẻ trước khi lao động bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về nội dung khám như sau:

Nội dung khám
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.
3. Căn cứ vị trí làm việc của người lao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao động đó.
4. Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, nội dung của việc khám sức khoẻ trước khi lao động bao gồm:

- .Thể lực

+ Chiều cao

+ Cân nặng

+ Chỉ số BMI, huyết áp, tim mạch

- Khám nội khoa

+ Tuần hoàn

+ Hô hấp

+ Tiêu hóa

+ Thận - Tiết niệu

+ Nội tiết

+ Cơ - Xương - Khớp

+ Thần kinh

+ Tâm thần

- Mắt

- Tai - Mũi - Họng.

- Răng - Hàm - Mặt

- Da liễu

- Khám sản, phụ khoa

- Khám ngoại khoa

- Cận lâm sàng theo yêu cầu của bác sỹ khám lâm sàng

Trân trọng!

Giấy khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy khám sức khỏe
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe khi thi bằng lái xe đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: Giấy khám sức khỏe lái xe sẽ tăng thời hạn sử dụng gấp đôi, tới 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe A1 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi chuẩn của Bộ Y tế 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí khám sức khỏe xin việc 2024 là bao nhiêu? Giấy khám sức khỏe xin việc có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp giấy khám sức khỏe cho người lao động khi không khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy khám sức khỏe có thời hạn sử dụng tối đa bao lâu? Thời hạn trả giấy khám sức khỏe là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác khám sức khỏe mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy khám sức khỏe
Đinh Khắc Vỹ
13,183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy khám sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy khám sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào