Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không?

Cho hỏi: Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không? Câu hỏi của anh Phiếu (Quảng Ninh)

Công dân được gọi đi nghĩa vụ Công an nhân dân khi nào?

Đầu tiên tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về các đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ như sau:

Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ
1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
...

Dẫn chiếu đến Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ cụ thể như sau:

Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Ngoài ra, tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có quy định về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân bao gồm:

- Lý lịch rõ ràng.

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định.

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

- Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.

- Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.

Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không?

Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không? (Hình từ Internet)

Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không?

Theo Điều 8 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân ban hành về chế độ, chính sách như sau:

Chế độ, chính sách
1. Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Dẫn chiếu đến Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân như sau:

Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
...
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

Như vậy, đối với việc đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà khi từ tháng thứ mười ba trở đi thì sẽ được nghỉ phép theo chế độ, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

Ngoài ra còn được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định theo pháp luật.

Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được sử dụng điện thoại không?

Tại Điều 15 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ cụ thể như sau:

Trách nhiệm của công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ
1. Có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi. Nếu có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc và báo cáo Trưởng Công an cấp huyện.
2. Trong thời gian phục vụ tại ngũ thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Công an nhân dân năm 2018.

Như vậy, đối với việc đi nghĩa vụ Công an nhân dân thì người quân nhân phải chấp hành nội quy, bao gồm:

Nghĩa vụ chiến sĩ Công an nhân dân:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.

Những việc Công an nhân dân không được làm:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Do đó, có thể thấy đối với việc người đi nghĩa vụ Công an nhân dân không quy định cụ thể về trường hợp không được sử dụng điện thoại. Mà điều này sẽ được quy định bởi nội quy tại nơi huấn luyện của người đi nghĩa vụ Công an nhân dân.

Trân trọng!

Nghĩa vụ công an
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ công an
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn công nhận đủ sức khỏe để tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ công an theo quy định mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, người đi nghĩa vụ công an ra quân trước tết hay sau tết nguyên đán?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 đi nghĩa vụ công an nhân dân trước hay sau tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ công an ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ Công an cần chiều cao, cân nặng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ công an mấy năm? Có được về nhà hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thực hiện nghĩa vụ công an có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ Công an nhân dân được về thăm nhà không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự nguyện đăng ký khám nghĩa vụ công an mà không đi có bị xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ công an
Nguyễn Trần Cao Kỵ
6,402 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghĩa vụ công an
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào