Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất 2023?
Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất 2023?
Giấy khám sức khỏe là chứng nhận của cơ sở y tế về điều kiện sức khỏe hiện tại của người đăng ký khám sức khỏe. Hiện nay, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định có 03 loại hồ sơ khám sức khỏe. Tuy nhiên đối với giấy khám sức khỏe cho lái xe được ban hành như sau:
Tải về mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất:
Giấy khám sức khỏe cho lái xe có giá trị bao lâu?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về việc cấp Giấy khám sức khỏe cụ thể như sau:
Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Như vậy, việc cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày có kết luận sức khỏe chính xác.
Lưu ý: Đối với trường hợp khám sức khỏe để đi nước ngoài làm việc thì giá trị thời hạn của giấy khám sức khỏe sẽ được quy định theo quốc gia đó hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến đó làm việc.
Mẫu giấy khám sức khỏe cho lái xe mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Điều kiện để cấp giấy phép lái xe hạng B2 gồm những gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về người học lái xe phải đáp ứng 02 điều kiện để có thể học lái xe:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi (tính đến ngày dự thi), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
Ngoài ra, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe cụ thể như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Như vậy, đối với trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy phép lái xe hạng B2 thì khi đăng ký học bằng lái xe B2 thì người dự thi đầu tiên phải có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên và là công dân Việt Nam thì sẽ được lái xe ô tô tả, xe máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg và chở tối đa được 09 chỗ ngồi.
Lưu ý: Đối với trường hợp người nước ngoài thi bằng lái xe B2 thì phải có nơi cư trú hoặc đang làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, đối với trường hợp thực hành thì hiện nay người đăng ký thi bằng lái xe ô tô phải chạy từ đủ 800 km trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?