Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 45/2023/NĐ-CP trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải trình Bộ Công thương 02 bộ hồ sơ (gốc và bản sao) gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí;
- Dự thảo hợp đồng dầu khí đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thống nhất;
- Bản giải trình các nội dung khác biệt giữa dự thảo hợp đồng dầu khí trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu và dự thảo hợp đồng dầu khí đã được thỏa thuận;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với tổ chức;
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân tham gia hợp đồng dầu khí;
- Thư bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu;
- Tài liệu của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh, bao gồm:
+ Điều lệ công ty
+ Báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất
+ Các tài liệu pháp lý khác có liên quan làm cơ sở đàm phán hợp đồng dầu khí
+ Bản sao kê khai nghĩa vụ thuế năm gần nhất nếu thuộc trường hợp là đối tượng chịu thuế
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Dầu khí 2022 quy định về cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí như sau:
Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí
1. Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký kết đối với các lô dầu khí theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 41 của Luật này.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các lô dầu khí và danh mục các lô dầu khí điều chỉnh trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết quả thẩm định, báo cáo của Bộ Công Thương.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt danh mục các lô dầu khí, danh mục các lô dầu khí điều chỉnh.
Theo đó, cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí gồm có:
- Thực hiện hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký kết đối với các lô dầu khí theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp:
+ Giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí mà không ký kết hợp đồng dầu khí mới
+ Giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí mới với điều kiện kinh tế, kỹ thuật phù hợp
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các lô dầu khí và danh mục các lô dầu khí điều chỉnh trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết quả thẩm định, báo cáo của Bộ Công Thương.
Loại ngôn ngữ được quy định trong hợp đồng dầu khí là gì và giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Dầu khí 2022 quy định về ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí như sau:
Ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí và các tài liệu kèm theo hợp đồng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác do các bên thỏa thuận. Bản tiếng Việt và tiếng Anh hoặc bản tiếng nước ngoài thông dụng khác có giá trị pháp lý ngang nhau.
Theo đó, ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí bao gồm tiếng Việt và một nước nước ngoài thông dụng theo thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng dầu khí và không phân biệt giá trị pháp lý của các ngôn ngữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?