Người làm chứng cố ý khai báo gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo đúng sự thật những tình tiết mà mình biết trong vụ án hình sự không?
Theo Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng như sau:
Người làm chứng
...
3. Người làm chứng có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
...
Như vậy, người làm chứng phải có nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Người làm chứng cố ý khai báo gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người làm chứng cố ý khai báo gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối cụ thể như sau:
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với trường hợp người làm chứng cố ý khai báo gian dối sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo tính chất của vụ việc mà người làm chứng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Đối với trường hợp có tổ chức dẫn đến viết giải quyết vụ án khó khăn, sai lệch thì bị phạt từ 01 đến 03 năm tù giam.
Đối với trường hợp phạm tội 02 trở lên dẫn đến kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội thì bị phạt từ 03 đến 07 năm tù giam.
Lưu ý: Người làm chứng phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lời khai của người làm chứng không được xem là nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự khi nào?
Đầu tiên, tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về những thứ được xem là nguồn chứng cứ như sau:
Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
...
Tuy nhiên, dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định cụ thể về việc không được dùng lời khai của người làm chứng khi những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Do đó, khi lấy lời khai của người làm chứng cơ quan điều tra phải xác minh được tình tiết đó có khả thi hay không, được coi là một điều bắt buộc trong quá trình cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Như vậy, đối với trường hợp người làm chứng trình bày về những điều họ biết liên quan đến vụ án nhưng bản thân họ không xác định và trình bày được rõ ràng nguồn gốc vì sao họ biết đến những tình tiết đó thì lời khai của họ không được xem là nguồn chứng cứ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?