Chủ tịch Ủy ban nhân dân được xử phạt hành chính với người tham gia giao thông vi phạm hay không?
Người điều khiển xe máy tham gia giao thông được đeo tai nghe không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
...
Như vậy, đối với trường hợp người điều khiển xe máy tham gia giao thông sẽ không được đeo tai nghe dù bất kỳ lý do gì, (trừ thiết bị trợ thính theo quy định của pháp luật).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân được xử phạt hành chính với người tham gia giao thông vi phạm hay không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy tham gia giao thông đeo tai nghe bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP môt số cụm bị thay thế bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
...
Như vậy, việc người điều khiển xe máy tham gia giao thông đeo tai nghe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân được xử phạt hành chính với người tham gia giao thông vi phạm hay không?
Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cụ thể như sau
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;
...
Như vậy, không phải chỉ Cảnh sát giao thông mới có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người vi phạm giao thông đường bộ. Tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân vẫn có thể xử phạt hành chính với người tham gia giao thông nhưng chỉ có thẩm quyền tại địa phương của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?