Biện pháp nào được áp dụng khi người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT?
Biện pháp nào được áp dụng khi người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về ngăn chặn hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, cản trở, chống người thi hành công vụ như sau:
Điều 73. Ngăn chặn hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, cản trở, chống người thi hành công vụ
1. Khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người vi phạm cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì tùy theo tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.
2. Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng phương tiện và bỏ chạy thì người thi hành công vụ được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
Như vậy, khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ thực hiện các biện pháp sau đây:
- Giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát;
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người vi phạm cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
- Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì tùy theo tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.
Biện pháp nào được áp dụng khi người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT? (Hình từ Internet)
Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó có cụm từ bị thay thế bởi điểm h khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
[...]
9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này.
Theo đó, trường hợp có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT thì bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là gi?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 65 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, thì nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là:
- Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ; an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
- Thực hiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đường bộ chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
- Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ;
- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; tham gia cứu nạn, cứu hộ;
- Phát hiện những bất cập về đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cho cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục;
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
- Nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?