Đảng viên tham nhũng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đảng viên thực hiện hành vi nào được xem là hành vi tham nhũng?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 định nghĩa hành vi tham nhũng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
...
Như vậy, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 các hành vi mà Đảng viên tham nhũng thực hiện trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi mà Đảng viên tham nhũng ngoài khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Đảng viên tham nhũng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?(Hình từ Internet)
Đảng viên tham nhũng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như sau:
- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.
+ Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, về giải trình biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.
+ Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.
+ Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
+ Tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.
+ Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo.
- Trường hợp đã kỷ luật như trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
+ Tạo điều kiện để vợ (chồng), bố, mẹ, con, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) hoặc người khác thực hiện dự án, kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách, theo dõi trái quy định nhằm trục lợi.
+ Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thể hoặc tiền, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.
+ Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, tiêu cực.
+ Khai không trung thực, hợp thức hoá hồ sơ để được giao đất không đúng đối tượng, tiêu chuẩn; thông đồng, khai khống, nâng giá đền bù không đúng với thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Quyết định, phê duyệt hoặc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xảy ra tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước; đầu tư công tràn lan không hiệu quả; chi tiêu công quỹ trái quy định.
+ Kê khai tài sản, giải trình biến động tài sản, nguồn gốc tài sản, thu nhập không trung thực.
+ Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.
+ Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
+ Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Nhờ người khác đứng tên hoặc đứng tên hộ người khác mua bất động sản, tài sản có giá trị nhằm trục lợi, che giấu kê khai tài sản, thu nhập.
+ Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới đầu tư xây dựng công trình giao thông, công trình công cộng gần nhà mình không đúng quy hoạch nhằm trục lợi.
- Trường hợp vi phạm quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
+ Mở tài Khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.
+ Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm mục đích trục lợi.
+ Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập.
+ Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.
+ Sử dụng dự thảo kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán để đe dọa đối tượng kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi.
+ Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.
+ Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận “hoa hồng” hoặc môi giới đưa, nhận “hoa hồng” trái quy định. Nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực thi công vụ.
+ Tham ô tiền, tài sản, lợi dụng chính sách an sinh xã hội và quỹ cứu trợ, cứu nạn để tham nhũng, tiêu cực; lợi dụng việc lập quỹ để trục lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham mưu, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, quyết định đấu thầu, chỉ định thầu hoặc quyết định đầu tư, cấp phép, quyết định tỷ lệ phần vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp, liên quan đến dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đấu giá đất, tài sản Nhà nước nhằm trục lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác hoặc giả mạo trong công tác để trục lợi; sử dụng trái phép tài sản của Đảng, Nhà nước, của tập thể nhằm trục lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao để bao che, tiếp tay hành vi vi phạm pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giảm án nhằm trục lợi.
+ Không bồi hoàn, giao nộp tiền, tài sản đã sử dụng, chiếm đoạt do tham nhũng. Không chủ động thu hồi hoặc cản trở thu hồi tài sản tham nhũng.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để chiếm dụng tài sản công.
+ Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã trái quy định của pháp luật.
+ Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi.
Đảng viên tham nhũng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt của các tội tham nhũng như sau:
- Có thể bị phạt tù từ 01 năm đến tù chung thân hoặc tử hình.
- Bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm
Tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm t điểm h khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?