-
Văn bản pháp luật
-
Văn bản quy phạm pháp luật
-
Văn bản hành chính
-
Án lệ
-
Tiêu chuẩn Việt Nam
-
Dự thảo
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
-
Hương ước quy ước
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Tổng hợp các Nghị định có hiệu lực pháp luật trong tháng 7 năm 2023?
Tổng hợp các Nghị định có hiệu lực pháp luật trong tháng 7 năm 2023?
Dưới đây là tổng hợp các Nghị định có hiệu lực pháp luật trong tháng 7 năm 2023.
STT | Tên văn bản | Ngày ban hành Ngày hiệu lực |
1 | Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ bảo vệ dữ liệu cá nhân | BH: 17/04/2023 HL: 01/07/2023 |
2 | BH: 12/05/2023 HL: 01/07/2023 | |
3 | BH: 14/05/2023 HL: 01/07/2023 | |
4 | BH: 31/05/2023 HL: 15/07/2023 | |
5 | BH: 19/05/2023 HL: 15/07/2023 | |
6 | Nghị định 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản | BH: 31/05/2023 HL: 15/07/2023 |
7 | Nghị định 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế | BH: 03/06/2023 HL: 20/07/2023 |
8 | Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt | BH: 09/06/2023 HL: 28/07/2023 |
9 | BH: 16/06/2023 HL: 31/07/2023 |
Tổng hợp các Nghị định có hiệu lực pháp luật trong tháng 7 năm 2023? (Hình từ internet)
Nghị định của Chính phủ được ban hành để làm gì?
Căn cứ quy định Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Nghị định của Chính phủ như sau:
Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Chính phủ ban hành các Nghị định để quy định:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành Nghị định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nguyên tắc xây dựng, ban hành các Nghị định như sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trân trọng!

Đinh Khắc Vỹ
- Có phải đại hội công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn không?
- Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới?
- Việc tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Cách viết nhận xét ưu khuyết điểm của đảng viên trong bản kiểm điểm cá nhân theo Hướng dẫn 25?
- Tết Thanh minh là gì? Tết Thanh minh 2024 là ngày nào?