Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 Âm là ngày bao nhiêu dương năm 2023?
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo truyền thống, ngày rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch hằng năm.
Rằm tháng 7 (âm lịch) còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan, đây là ngày lễ để con cháu báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương.
Thông thường, ngày rằm tháng 7 sẽ được tổ chức hằng năm và đây là ngày lễ trong tháng 7 có truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.
Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 (ngày mở cửa địa ngục) là ngày xá tội vong nhân. Từ đó, các vong nhân được xá tội nên có tên gọi là lễ cúng cô hồn.
Lễ cúng cho các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân, không nơi nương tựa đi lang thang quấy nhiễu dương gian.
Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 là ngày bao nhiêu theo lịch dương năm 2023? (Hình từ Internet)
Rằm tháng 7 là ngày bao nhiêu theo lịch dương năm 2023?
Năm 2023, ngày rằm tháng 7 (15/07/2023 Âm lịch) là vào thứ tư nhằm ngày 30 tháng 8 năm 2023 Dương lịch.
Rằm tháng 7 có ý nghĩa như thế nào?
Về mặt ý nghĩa, ngày rằm tháng 7 là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất. Ngày này mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu, những ai còn cha mẹ hãy báo đáp công ơn bằng lòng hiếu thảo.
Ngoài ra, để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, theo quan niệm dân gian Việt Nam cho rằng vào lễ Vu Lan, con cháu nên làm việc thiện, cúng dường, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ hay lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu siêu thoát cho ông bà, tổ tiên, cầu phúc an lành cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh với con cháu.
Từ đó, Vu Lan được xem là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (tổ tiên, ông bà nói riêng) cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo phong tục xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy với nhiều màu sắc như: xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng,… Tuy nhiên, với những năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến cáo mọi người không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí.
Đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng 7 không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu đốt vàng mã không đúng nơi quy định gây ra hậu quả ảnh hưởng tới tài sản, tính mạng của người khác thi có thể bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác.
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác như sau:
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trong trường hợp đốt vàng mã mà vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?