Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào?

Cho hỏi: Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Duyên (Tiền Giang)

Nghỉ thai sản đi làm lại phải báo tăng không?

Do trước đó đã báo giảm lao động nên khi người lao động nghỉ thai sản đi làm lại, công ty buộc phải làm thủ tục báo tăng lao động để ghi nhận việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về quản lý đối tượng như sau:

Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
...

Như vậy, người lao động nghỉ thai sản đi làm lại phải báo tăng trong trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Lúc này, phía người sử dụng lao động sẽ thực hiện thủ tục báo giảm lao động theo diện nghỉ hưởng chế độ thai sản để không phải đóng bảo hiểm.

Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, người lao động quay trở lại làm việc thì người này và người sử dụng lao động sẽ phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Thậm chí, ngay cả khi chưa nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản mà quay trở lại làm việc, người lao động và doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục đóng bảo hiểm kể từ thời điểm người này đi làm (theo khoản 6.3 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).

Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào?

Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục báo tăng lao động sau khi nghỉ thai sản xong như thế nào?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định thì thủ tục báo tăng lao động sau khi nghỉ thai sản được được thực hiện như sau:

- Giấy tờ hồ sơ cần kê khai bao gồm:

+ Tải về tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Tại đây!

+ Tải về danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bên nghề nghiệp:

Tại đây!

- Thủ tục báo tăng lao động sau thai sản:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ.

Bước 2: Kê khai hồ sơ online hoặc nộp hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Kê khai online bằng cách lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Nộp hồ sơ giấy thông qua bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội xử lý hồ sơ.

Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
...
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.

Như vậy, công ty chậm báo tăng lao động khi hết thời gian nghỉ thai sản để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên sẽ bị phạt bao gồm:

- Phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Với số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng

- Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Trân trọng!

Chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để chồng được hưởng chế độ thai sản năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 01/7/2024 có tăng không? Tăng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hưởng chế độ thai sản khi mang thai trước thời gian ký hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thai sản có thể nộp trực tuyến không? Từ ngày nộp hồ sơ thai sản trong bao lâu thì được nhận tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm sớm sau thai sản thì hưởng những chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho lao động nữ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên mới nhất 2024 và cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,265 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào