Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?

Xin hỏi: Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?- Câu hỏi của chị Thảo (Đà Nẵng).

Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?

Tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định tính mới của sáng chế như sau:

Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
...

Tại Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 có quy định khái niệm quảng cáo như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
3. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
...

Như vậy, quảng cáo sản phẩm có nghĩa là đã bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng. Do đó việc quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế không còn đáp ứng được tính mới.

Sáng chế được người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?

Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không? (Hình từ Internet)

Sáng chế không bị coi là mất tính mới trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định trường hợp sáng chế không bị coi là mất tính mới như sau:

Tính mới của sáng chế
...
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
...

Tại Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
c) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, sáng chế không bị coi là mất tính mới trong trường hợp

Người có quyền đăng ký thuộc các trường hợp trên hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Lưu ý: Quy định về sáng chế không bị coi là mất tính mới cũng áp dụng đối với:

Sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

07 đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?

Tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định 07 đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

(1) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

(2) Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

(3) Cách thức thể hiện thông tin;

(4) Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

(5) Giống thực vật, giống động vật;

(6) Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

(7) Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Trân trọng!

Quảng cáo sản phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo sản phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt hành vi quảng cáo sản phẩm bị cấm năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chuẩn pháp lý năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phải đáp ứng điều kiện gì mới được quảng cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, nội dung phải có khi quảng cáo trang thiết bị y tế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động quảng cáo kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài từ năm 2017
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo sản phẩm
Lương Thị Tâm Như
860 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào