KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
- KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
- Đề xuất bổ sung quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thực phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là gì?
KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
Tại khoản 19 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất bổ sung quy định dưới đây vào sau khoản 2 Điều 36 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
2a. Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng:
a) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là người có ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.
b) Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo.
- Phải có Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện;
- Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Theo tinh thần của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất bổ sung 03 yêu cầu khi quảng cáo đối với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng mà hiện nay là KOLs có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.
Trong đó có yêu cầu KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Lưu ý: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến chưa có văn bản chính thức.
KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo? (Hình từ Internet)
Đề xuất bổ sung quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thực phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
Ngoài đáp ứng các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo nói chung tại Điều 19 Luật Quảng cáo 2012, nội dung quảng cáo thực phẩm còn phải đáp ứng một số yêu cầu mang tính chất đặc trưng riêng theo khoản 8 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo như sau:
....
2. Quảng cáo thực phẩm
a) Nội dung quảng cáo thực phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: tên thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
b) Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền. Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm b khoản này;
Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.
Theo đó, dự kiến nội dung quảng cáo thực phẩm cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
- Phải có các thông tin bắt buộc sau:
+ Tên thực phẩm;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh";
- Chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền.
Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, hiện nay có 08 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo gồm có:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?