Cục Lãnh sự có các tổ chức trực thuộc nào? Chức năng của Cục Lãnh sự là gì?
Chức năng của Cục Lãnh sự là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định về vị trí và chứng năng của Cục Lãnh sự như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Lãnh sự là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Bộ trưởng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy.
Theo đó, Cục Lãnh sự là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao;
Cục Lãnh sự có chức năng sau:
- Cục Lãnh sự tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự;
- Cục Lãnh sự quản lý nhà nước về hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Lãnh sự có các tổ chức trực thuộc nào?
Theo Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế Cục Lãnh sự như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
2. Tập sự Phó Vụ trưởng (TSPVT) được công nhận hoặc cho thôi tập sự theo quyết định của Bộ trưởng. TSPVT không phải thành viên Lãnh đạo Cục. Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc ủy quyền cho TSPVT tham gia điều hành công tác chung của Cục.
3. Cục có các tổ chức trực thuộc sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Pháp lý lãnh sự;
c) Phòng Xuất nhập cảnh;
d) Phòng Lãnh sự ngoài nước;
đ) Phòng Quan hệ lãnh sự;
e) Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
g) Phòng Di cư quốc tế.
Các Phòng nêu tại khoản 3 Điều này có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Văn phòng Cục có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
4. Cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Cục trưởng quyết định việc phân công và điều chỉnh phân công công tác đối với các cán bộ, công chức của Cục để nâng cao hiệu quả công tác, đào tạo cán bộ và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Cục trưởng Cục Lãnh sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành khác.
6. Biên chế của Cục do Bộ trưởng quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ.
Theo đó, các tổ chức trực thuộc Cục Lãnh sự bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Pháp lý lãnh sự;
- Phòng Xuất nhập cảnh;
- Phòng Lãnh sự ngoài nước;
- Phòng Quan hệ lãnh sự;
- Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
- Phòng Di cư quốc tế.
Cục trưởng Cục Lãnh sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Cục Lãnh sự;
Biên chế của Cục Lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ Ngoại Giao.
Cục Lãnh sự có các tổ chức trực thuộc nào? Chức năng của Cục Lãnh sự là gì? (Hình từ Internet)
Cục Lãnh sự có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc quản lý hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài?
Theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Lãnh sự như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về quản lý hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài:
a) Kiến nghị và xây dựng các biện pháp nhằm mục đích bảo đảm công dân Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền bình đẳng, phù hợp với luật pháp quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước sở tại đều là quốc gia thành viên;
b) Chủ trì, chuẩn bị nội dung và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về vấn đề di cư tại các diễn đàn di cư khu vực và toàn cầu mà Việt Nam tham gia;
c) Phối hợp quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề nảy sinh; tham gia vào các cơ chế phòng, chống buôn bán người, buôn bán phụ nữ và trẻ em;
d) Giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong công tác liên quan đến hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Theo đó, Cục Lãnh sự có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài như sau:
- Kiến nghị và xây dựng các biện pháp nhằm mục đích bảo đảm công dân Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền bình đẳng, phù hợp với luật pháp quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước sở tại đều là quốc gia thành viên;
- Chủ trì, chuẩn bị nội dung và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về vấn đề di cư tại các diễn đàn di cư khu vực và toàn cầu mà Việt Nam tham gia;
- Phối hợp quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề nảy sinh; tham gia vào các cơ chế phòng, chống buôn bán người, buôn bán phụ nữ và trẻ em;
- Giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong công tác liên quan đến hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?
- TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
- Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do làm việc cùng lúc 02 công ty chứng khoán thì có được cấp lại chứng chỉ không?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?