Người hiến tạng có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
Người hiến tạng có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người như sau:
Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.
Đồng thời tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT thì người hiến tạng sẽ thuộc nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
Theo đó, người hiến tạng sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí và được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
Người hiến tạng có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? (Hình từ Internet)
Mức hưởng BHYT của người hiến tạng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung bởi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức hưởng BHYT như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Theo đó, khi người hiến tạng khi khám chữa bệnh sẽ được hưởng các mức BHYT theo quy định cụ thể là:
- Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến:
+ 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã;
+ 100% chi phí khám chữa bệnh đối với chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
+ 100% chi phí khám chữa bệnh khi có thẻ BHYT 05 năm liên tục và có số tiền đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
+ 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.
- Khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến:
+ Khám, điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú.
+ Khám, điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh: 80% chi phí điều trị nội trú.
+ Khám, điều trị tại bệnh viện tuyến huyện: 80% chi phí khám bệnh chữa bệnh.
Điều kiện để được đăng ký hiến tạng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác thì điều kiện để đăng ký hiến tạng như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo đó, điều kiện để đăng ký hiến tạng được quy định khá đơn giản nhằm khuyến khích mọi người thực hiện quyền hiến tạng của mình giúp đỡ y học và những người có nhu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?