Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật vào tháng 5/2024?
Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật vào tháng 5/2024?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi);
3. Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
4. Luật Đường bộ;
5. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
6. Luật Thủ đô (sửa đổi);
7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
10. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
...
Theo đó, 09 dự án luật sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội thứ 7 khóa XV (tháng 5/2024) là:
- Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
- Luật Lưu trữ (sửa đổi);
- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
- Luật Đường bộ;
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Luật Thủ đô (sửa đổi);
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật vào tháng 5/2024? (Hình từ Internet)
Sẽ có 11 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2024?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì sẽ có các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
...
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Việc làm (sửa đổi).
Như vậy sẽ có 09 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp Quốc hội thứ 7 khóa XV (tháng 5/2024) là:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Có 02 dự án luật sẽ trình Quốc hội lấy ý kiến tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 (tháng 10/2024) là:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Việc làm (sửa đổi).
Trong đó, có 09 dự án luật lấy ý kiến vào kỳ họp thứ 7 sẽ có thể được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 8.
Quy định của pháp luật về xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội:
+ Lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định;
+ Chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
+ Thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật;
+ Cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội;
+ Chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 500 km đến dưới 850 km?
- Cách đăng ký thường trú online trên ứng dụng VNeID?
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?