Khi nào phải trả lại nhà ở công vụ? Nếu cố ý không trả sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, hiện tại tôi đang ở nhà ở công vụ, khi nào tôi phải phải lại nhà? Trong trường hợp tôi không trả thì sẽ bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ chị Lệ (Tuyên Quang)

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 27/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ như sau:

Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ
1. Biệt thự loại A
Được bố trí cho các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Biệt thự loại B
Được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên, trừ các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này.
3 .Căn hộ chung cư loại 1
Được bố trí cho cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên đến dưới 10,4.
...

Như vậy, tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ được quy định như sau:

- Biệt thự loại A: Được bố trí cho các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

- Biệt thự loại B: Được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên trừ Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

- Căn hộ chung cư loại 1: Được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên đến dưới 10,4

- Căn hộ chung cư loại 2: Được bố trí cho các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; Trung tướng, Thiếu tướng; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định và các chức danh tương đương.

- Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các chức danh sau:

+ Có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 đến dưới 1,3

+ Chuyên viên cao cấp (A3)

+ Giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

+ Đại tá, Thượng tá, Trung tá trong các lực lượng vũ trang;

+ Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định và các chức danh tương đương.

- Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các chức danh sau:

+ Có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 đến dưới 7

+ Chuyên viên chính (A2)

+ Giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

+ Thiếu tá, Đại uý trong các lực lượng vũ trang.

- Căn hộ chung cư loại 5 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các chức danh:

+ Chuyên viên (A0, A1) hoặc chức danh tương đương

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo

+ Sĩ quan từ Thiếu úy đến Thượng úy trong các lực lượng vũ trang, quân nhân chuyên nghiệp.

- Căn nhà loại 4 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các chức danh:

+ Công chức loại B, C

+ Quân nhân chuyên nghiệp

+ Giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Khi nào phải trả lại nhà ở công vụ? Nếu cố ý không trả sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phải trả lại nhà ở công vụ?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 84 Luật Nhà ở 2014 quy định việc thu hồi nhà ở công vụ trong các trường hợp sau:

- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định.

- Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở

- Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;

- Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định.

- Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống

- Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

- Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.

Không trả nhà ở công vụ thì bị xử lý như thế nào?

Nếu người thuê phải trả lại nhà nhưng cố ý không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.

Tại khoản 2 Điều 84 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 09/2015/TT-BXD quy định trình tự cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ như sau:

Bước 1: Bên cho thuê nhà báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ đề nghị cưỡng chế thu hồi nhà ở nếu bên thuê nhà không tự nguyện trả lại.

Bước 2: Sau khi nhận được báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ kiểm tra, đối chiếu và ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ

Đối với nhà ở công vụ đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở công vụ được quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ nếu được giao thực hiện.

Bước 3: Gửi Quyết định cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành, người thuê nhà

Trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ thì phải có văn bản kèm theo đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cưỡng chế thu hồi;

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể trực tiếp hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê nhà theo quy định.

Việc bàn giao nhà ở công vụ phải lập biên bản có xác nhận của các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi.

Bước 5: Sau khi bàn giao, tiếp nhận nhà ở công vụ thu hồi, Bên cho thuê nhà có trách nhiệm quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.

Lưu ý: Chi phí tổ chức thu hồi bắt buộc nhà ở công vụ do Bên thuê nhà ở chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp Bên thuê không chi trả thì cơ quan quản lý cán bộ đó có trách nhiệm khấu trừ lương để chi trả.

Trân trọng!

Nhà ở công vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở công vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở công vụ là gì? Ai sẽ được thuê nhà ở công vụ từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu hồi nhà ở công vụ trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở công vụ theo quy định năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ có được thuê nhà ở công vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ là các cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở công vụ được xây dựng theo tiêu chuẩn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở công vụ hiện nay có bao nhiêu loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức thuê nhà ở công vụ có được tiếp tục ký hợp đồng thuê nếu hết thời hạn thuê?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào phải trả lại nhà ở công vụ? Nếu cố ý không trả sẽ bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở công vụ
Phan Vũ Hiền Mai
1,703 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở công vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào