Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung nào?

Cho hỏi: Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung nào? Câu hỏi của chị Nhã (Gia Lai)

Dân sự theo góc độ pháp luật như thế nào?

Dân sự là một khái niệm thường được gọi của pháp luật dân sự. Hiện không có văn bản nào định nghĩa dân sự là gì nhưng căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu dân sự hay pháp luật dân sự là quan hệ hoặc giao dịch được phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân với nhau về tài sản, nhân thân, hôn nhân…

Trên thực tế, cụm từ dân sự thường được nhắc đến khi đề cập đến cụm từ, Luật Dân sự, Bộ luật Dân sự 2015, theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Như vậy có thể thấy, dân sự theo góc độ pháp luật là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dan sự, bao gồm:

- Bình đẳng giữa mọi cá nhân, pháp nhân, không bị phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do nào và được pháp luật bảo hộ về quyền nhân thân, tái sản giống nhau giữa các cá nhân, tổ chức.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đều dựa trên sự tự do, tự nguyện, do các bên thoả thuận, cam kết. Tuy nhiên, những cam kết, thoả thuận này phải không được trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của luật. Khi đó, các bên sẽ phải thực hiện theo các thoả thuận này và những cá nhân, tổ chức khác phải tôn trọng thoả thuận của các bên.

- Bên cạnh ý chí tự do, tự nguyện, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải thực hiện một cách thiện chí, trung thực và không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

- Với việc thực hiện hay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm.

Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung nào?

Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung nào?

Dân sự thường được đề cập đến các quan hệ dân sự, được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay đang có hiệu lực là Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy Bộ luật Dân sự 2015 gồm đầy đủ những nội dung sau đây:

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 gồm 689 Điều, được chia thành 06 phần với 27 Chương với nội dung cơ bản bao gồm:

- Phần thứ nhất: Từ Điều 1 đến Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phần quy định chung. Phần này quy định về nguyên tắc cơ bản, phạm vi điều chỉnh, việc áp dụng Bộ luật Dân sự 2015, tập quán, tương tự pháp luật cùng với các quyền và các nội dung cơ bản của cá nhân và pháp nhân. Trong đó, với cá nhân thì gồm:

Năng lực hành vi dân sự.

Quyền nhân thân (Quyền có họ tên, dân tộc, quốc tịch; được bảo đảm hình ảnh, an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; bảo vệ bí mật đời tư…)

Nơi cư trú của cá nhân, vợ chồng, người chưa thành niên…

Các quy định liên quan đến giám hộ: Điều kiện, trường hợp, quyền, nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ…

Các vấn đề xung quanh việc tuyên bố mất tích, tuyên bố chết, vắng mặt tại nơi cư trú.

Tài sản và giao dịch dân sự.

- Phần thứ hai: Từ Điều 158 - Điều 273 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tài sản: Quyền chiếm hữu, sở hữu, quyền khác với tài sản…

- Phần thứ ba: Từ Điều 274 - Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ hợp đồng và một số loại hợp đồng thông dụng cùng các nguyên tắc căn cứ xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng…

- Phần thứ tư: Từ Điều 609 - Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế quy định chung trong việc thừa kế theo pháp luật và theo di chúc…

- Phần thứ năm: Từ Điều 663 - Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với việc áp dụng pháp luật Việt Nam với người nước ngoài trong quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.

- Phần thứ sáu: Gồm Điều 688 và Điều 689 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều khoản thi hành.

Thủ tục tố tụng dân sự thực hiện thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục tố tụng dân sự gồm hai thủ tục là khởi kiện vụ án dân sự (tranh chấp dân sự) và yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự và được thực hiện theo thủ tục sau đây:

- Hồ sơ cần nộp:

Với từng hình thức khác nhau thì hồ sơ cần chuẩn bị cũng khác nhau. Trong đó:

- Khởi kiện: Nộp hồ sơ khởi kiện thì bắt buộc phải có đơn khởi kiện. Nộp kèm theo đơn khởi kiện là tài liệu, chứng cứ thể hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, nếu có các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến nội dung vụ kiện thì có thể nộp kèm để Toà án có đủ căn cứ giải quyết vụ án dân sự. (Căn cứ tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

- Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bắt buộc phải có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (Theo Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Tuỳ vào từng nội dung cụ thể của tranh chấp dân sự hoặc yêu cầu dân sự để xác định các loại giấy tờ, tài liệu liên quan.

- Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục tố tụng là Toà án các cấp. Tuỳ vào từng thủ tục cụ thể mà Toà án có thẩm quyền cũng sẽ khác nhau.

Căn cứ từ Điều 25 đến Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ví dụ một trường hợp như sau:

- Đơn phương ly hôn (khởi kiện vụ án dân sự): Toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú và làm việc.

- Thuận tình ly hôn (yêu cầu việc dân sự): Các bên có thể thoả thuận Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc của bị đơn giải quyết yêu cầu việc dân sự. Thoả thuận này phải thực hiện bằng văn bản.

- Trình tự các bước thực hiện:

Thông thường để thực hiện thủ tục tố tụng dân sự, các bên phải thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Bước 2: Phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn và đưa ra các quyết định: Thụ lý hoặc trả hồ sơ, đình chỉ yêu cầu giải quyết việc dân sự/khởi kiện vụ án dân sự.

Bước 3: Thụ lý vụ án hoặc thụ lý đơn yêu cầu.

Khởi kiện: Khi thụ lý vụ án, các công việc sẽ được thực hiện gồm: Hoà giải, lập hồ sơ, đưa vụ án ra xét xử.

Yêu cầu giải quyết việc dân sự: Nhận đơn yêu cầu, xử lý và xét đơn yêu cầu, mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

- Án phí, lệ phí dân sự:

Căn cứ danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, án phí, lệ phí dân sự được tính theo hai cách: Có giá ngạch và không có giá ngạch. Trong đó:

- Không có giá ngạch thì mức án phí sơ thẩm tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động là 300.000 đồng; với tranh chấp kinh doanh thương mại là 03 triệu đồng; án phí phúc thẩm lần lượt là 300.000 đồng và 02 triệu đồng.

- Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị của tài sản để tính mức án phí cụ thể.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 ban hành khi nào? Còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 10 văn bản quy phạm liên quan đến lao động - tiền lương từ 15/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 05 2024 TT BXD bản word? Thông tư 05 2024 TT BXD có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã không còn là văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ ngày 16/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
12,221 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào