Nhà gái thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không?
Nhà gái thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không?
Tại Phụ lục Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Hành vi thách cưới cao được hiểu là hành vi đòi hỏi yêu sách về của cải, mang tính chất gả bán như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché…, để dẫn cưới.
Ngoài ra, theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng giải thích về yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện.
Giải thích từ ngữ
...
12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
...
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
...
Như vậy, việc nhà gái thách cưới quá cao cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về một trong các hành vi bị cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.
Nhà gái thách cưới quá cao có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Hành vi thách cưới quá cao trong kết hôn có mức xử phạt hành chính như thế nào?
Trước đây, Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ là hành vi vi phạm pháp luật thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000. Tuy nhiên, Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
Hiện nay, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi yêu sách của cải trong kết hôn được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...
Như vậy, hiện nay, hành vi thách cưới quá cao trong kết hôn có mức xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Hành vi thách cưới quá cao trong kết hôn có mức xử lý hình sự không?
Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:
Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, đối với hành vi thách cưới quá cao trong kết hôn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ tối đa lên đến 03 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?