Người lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm hơn quy định?
Người lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm hơn quy định?
Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản cụ thể như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Như vậy, người lao động nữ mang thai trong khoảng thời gian pháp luật quy định sẽ được về sớm hơn giờ tan làm của công ty, ghi nhận cụ thể:
Người lao động nữ sẽ được giảm bớt một giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Đang làm công việc nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà mang thai và thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc mang thai.
- Đang làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con mà mang thai và thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc mang thai.
Người lao động nữ sẽ được về sớm một tiếng mỗi ngày làm việc kể từ lúc người lao động nữ có thông báo đến người sử dụng lao động cho đến trước thời điểm con của người lao động nữ đó tròn một tuổi.
Người lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm hơn quy định? (Hình từ Internet)
Người lao động nữ được về sớm nhưng tiếp tục ở lại làm thêm được không?
Cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật chưa quy định nào cấm người lao động nữ được về sớm nhưng tiếp tục ở lại làm thêm cả.
Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định về các trường hợp làm thêm giờ tại Điều 107 cụ thể như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, người lao động nữ được về sớm nhưng tiếp tục ở lại làm thêm nếu có sự đồng ý và tự nguyện tiếp tục ở lại làm thêm của người lao động nữ và công ty phải trên thêm lương giờ làm mà người lao động nữ được nghỉ khi mang thai. (Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Bắt lao động nữ làm đủ giờ mà không tính thêm tiền lương công ty bị phạt xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ban hành xử phạt vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
Như vậy, bắt lao động nữ làm đủ giờ mà không tính thêm tiền lương công ty bị phạt xử phạt theo quy định của pháp luật khi đã được người lao động nữ thông báo về việc mang thai mà không thực hiện việc giảm giờ làm, bắt lao động nữ làm đủ giờ mà không tính thêm tiền lương ảnh hưởng đến thai nhi thì công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính gấp 02 lần cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?