Hợp đồng đã công chứng có huỷ được không? Hủy hợp đồng công chứng có mất phí để thanh toán không?
Hợp đồng đã công chứng có huỷ được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 ban hành về giá trị pháp lý của văn bản công chứng cụ thể như sau:
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014 cũng có quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
...
Như vậy, hợp đồng đã công chứng hoàn toàn có thể bị hủy bỏ nhưng phải kèm theo điều kiện tất cả những người tham gia hợp đồng đồng ý bằng văn bản.
Hợp đồng đã công chứng có huỷ được không? Hủy hợp đồng công chứng có mất phí để thanh toán không? (Hình từ Internet)
Hủy hợp đồng công chứng cần đến đâu?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huy bỏ hợp đồng, giao dịch thì việc công chứng hủy bỏ hợp đồng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng đó.
Đồng thời, việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Tuy nhiên, trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Hủy hợp đồng công chứng có mất phí để thanh toán không?
Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng như sau:
Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
...
Như vậy, khi hủy hợp đồng công chứng phải nộp phí công chứng huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch là 25.000 đồng/trường hợp.
Ngoài ra, người yêu cầu công chứng còn phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng gồm tiền soạn thảo hồ sơ, tiền photo giấy tờ, chi phí ký hồ sơ ngoài trụ sở…
Thông thường, thù lao công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai tại trụ sở của mình (tùy theo tỉnh thành mà có giá niêm yết khác nhau). Thù lao do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức trần quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hậu quả pháp lý khi hủy hợp đồng công chứng là gì?
Theo Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng cụ thể như sau:
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
...
Như vậy, hậu quả pháp lý khi hủy hợp đồng công chứng sẽ dẫn đến:
- Hợp đồng không còn hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng công chứng được ký kết.
- Các bên sẽ không còn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đã thoả thuận từ ban đầu trừ việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp (nếu có).
Đồng thời, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý cho việc bảo quản, phát triển tài sản…
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?