Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023?

Cho tôi xin văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023 là văn bản nào?

Hiện nay, văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023 là Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022.

Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất các văn bản sau:

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013

Luật Hải quan 2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015;

Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019;

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022;

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023;

Luật Thanh tra 2022, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.

Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023?

Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính hiện nay là gì?

Tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

Thứ nhất, về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ hai, về nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

- Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng:

+ Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Những trường hợp nào sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính?

Tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về những trường hợp không bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Theo đó, có 06 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết;

- Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng;

- Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ;

- Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng;

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính;

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính;

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào