Công chức, viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Những đối tượng nào được ưu tiên thi tuyển công chức?

Cho tôi hỏi có phải tất cả công chức, viên chức đều có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không? Đối tượng nào thì được cộng điểm khi thi công chức? Câu hỏi của bạn Minh Anh (Hòa Bình)

Công chức, viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học không?

Theo Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức Quản lý thị trường.

Theo Thông tư 06/2021/TT-BTP Thông tư bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức hành chính, văn thư.

Theo quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với công chức kế toán, thuế, hải quan.

Theo Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức thư viện.

Theo Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức ngành y tế.

Theo Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức ngành di sản văn hóa.

Theo Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Theo Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học với viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

Theo Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.

Như vậy, không phải tất cả công chức, viên chức đều cần có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học.

Những ngành sau công chức, viên chức các đã đây sẽ được bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học bao gồm:

- Công chức quản lý thị trường;

- Công chức thi hành án dân sự;

- Công chức hành chính, văn thư;

- Công chức kế toán, thuế, hải quan;

- Viên chức thư viện;

- Viên chức ngành y tế;

- Viên chức ngành di sản văn hóa;

- Viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin;

- Viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;

- Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.

Công chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Công chức, viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Những đối tượng nào được ưu tiên thi tuyển công chức? (Hình từ Internet)

Điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức bao gồm:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong dự tuyển công chức?

Theo Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng sau đây được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức như sau:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

- Tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

- Con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Trân trọng!

Nguyễn Đình Mạnh Tú

Công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải là công chức thì mới được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên ngành kiểm sát không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận công tác 2024? Thời gian luân chuyển công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức tập sự có cần người hướng dẫn không? Điều kiện trở thành người hướng dẫn tập sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc Sở phải có năng lực gì từ ngày 01/5/2024? Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín của Giám đốc Sở là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các vị trí công tác trong lĩnh vực y tế không phải là lãnh đạo, quản lý phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 01/2024/TT-BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 công chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 29/2024/NĐ-CP về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước áp dụng từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn làm Thứ trưởng Việt Nam theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
24108 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào