Từ ngày 01/07/2023 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?

Cho tôi hỏi, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình? Chị Liên (Hoà Bình)

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?

Căn cứ quy định Điều 53 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định về trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như sau:

Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.
6. Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Như vậy, trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm có:

- Thực hiện trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

- Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

- Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.

- Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình? (Hình từ Internet)

Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là gì từ ngày 01/07/2023?

Căn cứ quy định Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định về cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là:

- Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

- Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

+ Địa chỉ tin cậy;

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cơ sở trợ giúp xã hội;

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ ngày 01/07/2023 Người bị bạo lực gia đình có các quyền gì?

Căn cứ quy đinh khoản 1 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình như sau:

Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

- Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

- Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

- Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Trân trọng!

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chăm sóc vợ đang mang thai có bị coi là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi bạo lực gia đình có thể là căn cứ để đơn phương ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về bố trí và dự toán ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi về tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình có cơ cấu giải thưởng và mức chi ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi bạo lực gia đình có bị tạm giữ theo thủ tục hành chính hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Đinh Khắc Vỹ
8,574 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào