Tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản?

Cho anh hỏi tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản? Câu hỏi của anh Giang - Hà Nam

Tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản?

Tại Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 có quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản như sau:

Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩnkỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
c) Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
d) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.

Như vậy, tổ chức cần đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây để được hành nghề thăm dò khoáng sản:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩnkỹ thuật về thăm dò khoáng sản;

- Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;

- Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

Tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản?

Tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản? (Hình từ Internet)

Những tổ chức nào được phép thăm dò khoáng sản?

Tại Điều 34 Luật Khoáng sản 2010 có quy định về tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau:

Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Như vậy, những tổ chức được phép thăm dò khoáng sản bao gồm:

- Tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2012;

+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản.

Diện tích khu vực thăm dò khoảng sản đá quý là bao nhiêu km vuông (km2)?

Tại Điều 38 Luật Khoáng sản 2010 quy định về diện tích khu vực thăm dò khoáng sản như sau:

Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
1. Khu vực thăm dò khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc, thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với loại hoặc nhóm khoáng sản được quy định như sau:
a) Không quá 50 kilômét vuông (km2) đối với đá quý, đá bán quý, khoáng sản kim loại, trừ bauxit;
b) Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than, bauxit, khoáng sản không kim loại ở đất liền có hoặc không có mặt nước, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
c) Không quá 200 kilômét vuông (km2) đối với khoáng sản các loại ở thềm lục địa, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
d) Không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mặt nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
đ) Không quá 02 kilômét vuông (km2) đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
3. Khu vực thăm dò phải bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản và các cấu trúc địa chất có triển vọng đối với loại khoáng sản dự kiến thăm dò.

Như vậy, diện tích khu vực thăm dò khoảng sản đá quý là không quá 50 kilômét vuông (km2).

Trân trọng!

Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thăm dò khoáng sản
Hỏi đáp Pháp luật
DN nước ngoài chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản có cần phải kèm theo quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp có thể trả lại không? Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thì doanh nghiệp có được thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện nào để được hành nghề thăm dò khoáng sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Những tổ chức nào được phép thăm dò khoáng sản? Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người phụ trách kỹ thuật của doanh nghiệp thăm dò khoáng sản cần phải có chuyên ngành gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thăm dò khoáng sản
398 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào