DN nước ngoài chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản có cần phải kèm theo quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không?
DN nước ngoài chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản có cần phải kèm theo quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 47 Luật Khoáng sản 2010 quy định về hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
Điều 47. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
[...]
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoảng sản;
c) Báo cáo kết quả thăm dò và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
d) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài khi chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo đó, hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đối với doanh nghiệp nước ngoài cần phải kèm theo bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam và các giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoảng sản.
- Báo cáo kết quả thăm dò và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Xem thêm: Thời hạn của giấy phép thăm dò khoáng sản là bao lâu?
DN nước ngoài chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản có cần phải kèm theo quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cần đáp ứng điều kiện như sau:
[1] Tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2020.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2023.
- Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
Nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò.
[2] Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản và các nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận.
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
[3] Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản;
[4] Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước về khoáng sản như thế nào?
Theo quy định Điều 3 Luật Khoáng sản 2010, chính sách của Nhà nước về khoáng sản như sau:
- Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
- Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
- Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?