Nguyên tắc để doanh nghiệp dự án PPP ban hành quy định về lựa nhà thầu là gì?
Nguyên tắc để doanh nghiệp dự án PPP ban hành quy định về lựa nhà thầu là gì?
Căn cứ quy định Điều 58 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 (Luật PPP) quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án PPP như sau:
Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án PPP
Doanh nghiệp dự án PPP phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
2. Bảo đảm không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
3. Nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi thực hiện gói thầu, dự án; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện gói thầu theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dự án PPP, trong đó phải có nội dung ràng buộc về trách nhiệm nếu chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng dự án PPP. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện dự án;
4. Khuyến khích sử dụng nhà thầu trong nước đối với phần công việc mà nhà thầu trong nước thực hiện được;
5. Chỉ sử dụng lao động nước ngoài nếu lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, Doanh nghiệp dự án PPP phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
- Bảo đảm không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
- Nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi thực hiện gói thầu, dự án; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện gói thầu theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dự án PPP, trong đó phải có nội dung ràng buộc về trách nhiệm nếu chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng dự án PPP. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện dự án;
- Khuyến khích sử dụng nhà thầu trong nước đối với phần công việc mà nhà thầu trong nước thực hiện được;
- Chỉ sử dụng lao động nước ngoài nếu lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu.
Nguyên tắc để doanh nghiệp dự án PPP ban hành quy định về lựa nhà thầu là gì? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức lựa chọn nhà đầu tư cho dự án PPP?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định về xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Căn cứ kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
2. Hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi quốc tế có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 nhà đầu tư trở lên quan tâm trong đó có ít nhất 01 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
b) Đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam trở lên đăng ký quan tâm;
c) Đấu thầu rộng rãi quốc tế trong trường hợp có dưới 06 nhà đầu tư quan tâm; trong đó có ít nhất 01 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
d) Đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp có dưới 06 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam đăng ký quan tâm.
3. Hình thức đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp:
a) Dự án được khảo sát theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án. Trường hợp sau khi khảo sát có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án, việc xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật PPP.
4. Hình thức chỉ định nhà đầu tư được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật PPP.
5. Trường hợp dự án áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong nước nhưng cần thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế tốt, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu được quy định nhà đầu tư trong nước liên danh với nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu; trong trường hợp này, nhà đầu tư trong nước phải là thành viên đứng đầu liên danh; ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt.
Như vậy, hình thức lựa chọn nhà đầu tư cho dự án PPP gồm có:
- Hình thức đấu thầu rộng rãi
- Hình thức đàm phán cạnh tranh
- Hình thức chỉ định nhà đầu tư
Quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư dự án PPP như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 37 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định về quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư như sau:
Quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư
Quy trình chi tiết các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo sơ đồ quy định tại các Mục IV và Mục V của Phụ lục V kèm theo Nghị định này, cụ thể:
1. Đối với dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, việc chỉ định nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Nghị định này và thực hiện quy trình chi tiết dưới đây:
a) Chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác định nhà đầu tư đáp ứng quy định tại Điều 29 của Luật PPP và khoản 5 Điều 29 của Nghị định này được đề nghị chỉ định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu.
b) Tổ chức chỉ định nhà đầu tư bao gồm:
- Phát hành hồ sơ mời thầu: hồ sơ mời thầu được phát hành cho nhà đầu tư được đề nghị chỉ định;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- Mở hồ sơ dự thầu.
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu.
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 của Nghị định này.
Như vậy, quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư dự an PPP gồm các bước sau:
- Đối với dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, việc chỉ định nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP và thực hiện quy trình chi tiết dưới đây:
Bước một: Chuẩn bị chỉ định nhà đầu tư bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu. Cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác định nhà đầu tư đáp ứng quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và khoản 5 Điều 29 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP được đề nghị chỉ định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Bước hai: Tổ chức chỉ định nhà đầu tư bao gồm:
+ Phát hành hồ sơ mời thầu: hồ sơ mời thầu được phát hành cho nhà đầu tư được đề nghị chỉ định;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở hồ sơ dự thầu.
Bước ba: Đánh giá hồ sơ dự thầu.
Bước bốn: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Bước năm: Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
- Đối với dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 của Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?