Đã có Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023?
- Đã có Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023?
- Những đối tượng nào là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023?
- Ai là người thu phí bảo vệ môi trường đối với người nộp phí khai thác khoáng sản?
- Trường hợp nào khai thác khoáng sản được miễn thu phí bảo vệ môi trường?
Đã có Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023?
Ngày 31/5/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 để thay thế cho Nghị định 164/2016/NĐ-CP. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cho Nghị định 27/2023/NĐ-CP bao gồm như sau:
- Đối tượng chịu phí; người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu, phương pháp tính, kê khai nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân khái thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; tổ chức, cá nhân khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của pháp luật dầu khí; các cơ quan Nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Nghị định 27/2023/NĐ-CP nếu có hiệu lực thi hành nhưng hội đồng nhân dân tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục áp dụng mức thu phí theo quy định hiện hành của hội đồng nhân dân tỉnh.
Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản. Chậm nhất là ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết về mức thu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành mức thu của từng loại quặng khoáng sản.
Đã có Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023?
Tại Điều 2 Nghị định 27/2023/NĐ-CP ban hành về quy định đối tượng chịu phí như sau:
Đối tượng chịu phí
Đối tượng"chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khi thiên nhiên, khi than; khoáng sản kim loại và khoảng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trưởng đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định tại Phụ lục biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP, bao gồm:
Tải về Phụ lục biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP:
Ai là người thu phí bảo vệ môi trường đối với người nộp phí khai thác khoáng sản?
Theo Điều 4 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp được xem là người nộp phí cụ thể như sau:
Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mỗi thu mua là người nộp phí.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về việc thu phí khai thác khoáng sản là một tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp người khai thác khoáng sản.
Như vậy, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác khoáng sản sẽ do cơ quan thuế đảm nhiệm thu phí theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp nào khai thác khoáng sản được miễn thu phí bảo vệ môi trường?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác khoáng sản được miễn thu phí cụ thể như sau:
- Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
- Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai.
- Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phỏng chống thiên tai, khắc phục thiên tại vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc xác định đất đá bóc, đá thải căn cứ như sau:
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác: Chuẩn bị đất đá, vận tải, thải đá,...(Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định 158/2016/NĐ-CP).
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2020).
+ Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?
- Đã có Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
- Tải Mẫu giấy mời họp phụ huynh học sinh cuối học kì 1 cấp 1, 2 3 năm học 2024-2025?