Ngân hàng có được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay hay không?

Xin hỏi: Ngân hàng có được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay hay không? Thời hạn ngân hàng nắm giữ quyền sử dụng đất tối đa là bao lâu?- Câu hỏi của chị Phương (Ninh Thuận).

Ngân hàng có được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay hay không?

Tại Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định kinh doanh bất động sản như sau:

Kinh doanh bất động sản
Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng;
3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.

Như vậy, ngân hàng được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay.

Ngân hàng nắm giữ quyền sử dụng đất tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản.

Trong 03 năm tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định.

Ngân hàng có được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay hay không? Thời hạn ngân hàng nắm giữ quyền sử dụng đất tối đa là bao lâu?

Ngân hàng có được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay hay không? Thời hạn ngân hàng nắm giữ quyền sử dụng đất tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)

Phương thức xử lý bất động sản thế chấp bao gồm những phương thức nào?

Tại Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, bất động sản thế chấp được xử lý theo 04 phương thức bao gồm:

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

- Phương thức khác.

Trường hợp số tiền xử lý bất động sản thế chấp thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì được xử lý như thế nào?

Tại Điều 307 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Như vậy, trường hợp số tiền xử lý bất động sản thế chấp thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Ngân hàng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Trân trọng!

Bất động sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bất động sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuyên nghiệp, mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các quy định về dịch vụ tư vấn, quản lý bất động sản từ ngày 01/01/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ nhận quà tặng là bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bất động sản phải là tài sản phải đăng ký chủ sở hữu tài sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ đầu tư bất động sản có được thực hiện phát triển dự án bất động sản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bất động sản đưa vào kinh doanh là gì? Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế chấp bất động sản có cần đi công chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản từ ngày 01/01/2025 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bất động sản
Lương Thị Tâm Như
2,186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bất động sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào