Mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/ người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 70/HS tại Mục 1 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.
Dưới đây là mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/ người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Tải về mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Mẫu yêu cầu cử người phiên dịch/người dịch thuật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Đã tham gia vụ án hình sự với tư cách người dịch thuật có được tham gia với tư cách người giám định không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 68. Người giám định
1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định.
Theo đó, một người không được vừa là người dịch thuật vừa là người giám định trong cùng vụ án hình sự.
Vì vậy, một người đã tham gia vụ án hình sự với tư cách người dịch thuật thì không được tham gia với tư cách người giám định nữa.
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người phiên dịch, người dịch thuật có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
+ Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng.
+ Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật.
+ Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
+ Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
+ Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật.
+ Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?