Mẫu bài thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn năm 2024? Tính lương làm thêm giờ ban đêm khi làm việc vào ngày rằm tháng 8?
Mẫu bài thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn năm 2024?
Theo đó, Ngày hội trăng rằm hay còn gọi là Tết Trung thu hằng năm diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đây là một dịp lễ truyền thống quan trọng của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Dưới đây là mẫu bài thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn năm 2024, các em học sinh có thể tham khảo.
Có bao giờ bạn tò mò về những chiếc đèn lồng lung linh rực rỡ hay tiếng trống hội rộn rã vang vọng khắp phố phường vào mỗi dịp Trung thu? Đó là hình ảnh đặc trưng của một trong những lễ hội truyền thống đẹp nhất Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, Tết Trung thu không chỉ là dịp để các em nhỏ vui chơi, rước đèn mà còn là dịp để cả gia đình sum họp, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp bên ánh trăng tròn. Trung thu, hay còn gọi là Rằm tháng Tám, diễn ra vào giữa mùa thu khi trăng sáng vằng vặc. Đây là thời điểm mà thiên nhiên như khoác lên mình một tấm áo mới, bầu trời trong xanh, gió heo may se lạnh. Trong đêm hội trăng rằm, trẻ em háo hức rước đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc, cùng nhau hát những bài đồng dao vui nhộn. Người lớn thì quây quần bên mâm cỗ, thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon và cùng nhau kể chuyện. Đặc sắc hơn là khi màn đêm bao trùm, không khí lễ hội lại càng thêm sôi động, những tiếng trống hội náo nhiệt vang lên báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Chiếc áo lấp lánh như sao sa cùng với chiếc đầu sư tử uy nghiêm xuất hiện, thu hút mọi ánh nhìn. Đôi mắt sư tử long lanh như ngọc, cái miệng há rộng như muốn nuốt trọn cả không gian. Người điều khiển sư tử với những động tác dẻo dai, uyển chuyển như mây trôi, khiến con sư tử như sống dậy. Những bước nhảy uyển chuyển, những cú vồ mồi mạnh mẽ khiến khán giả không khỏi kinh ngạc và thích thú. Tiếng trống dồn dập, tiếng reo hò cổ vũ vang lên không ngớt. Thi thoảng, chú Cuội ngộ nghĩnh với chiếc quạt nan và chị Hằng xinh đẹp lại xuất hiện, tạo nên những tình huống hài hước, khiến cả trẻ em và người lớn đều thích thú. Ánh trăng vàng vọt chiếu rọi xuống sân đình, hòa quyện với ánh đèn lồng lung linh, tạo nên một khung cảnh thật huyền ảo. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày bỗng trở nên rộn ràng, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khung cảnh ánh trăng tròn chiếu sáng khắp mọi nơi vào ngày hội trăng rằm, soi rọi vào những nụ cười rạng rỡ của trẻ thơ thật đẹp. Tết Trung thu không chỉ là một ngày lễ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn viên, sum họp gia đình. Đó là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp. Dù có đi đâu, làm gì, mỗi khi Tết Trung thu đến, người Việt Nam luôn hướng về gia đình, về quê hương. Việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của Tết Trung thu là cách để chúng ta thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. |
*Lưu ý: Mẫu bài thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn năm 2024? Tính lương làm thêm giờ ban đêm khi làm việc vào ngày rằm tháng 8? (Hình từ Internet)
Tính lương làm thêm giờ ban đêm khi làm việc vào ngày rằm tháng 8 như thế nào?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, rằm tháng 8 2024 sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 17/09/2024 Dương lịch, trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm vào ngày này thì được tính lương như sau:
- Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm thì ngoài việc được trả lương làm thêm giờ ban ngày, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần.
Mức phạt tối đa đối với hành vi thắp hương tại lễ hội không đúng nơi quy định vào rằm tháng 8 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
[.....]
Đồng thời, theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[....]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thông qua các quy định trên, mức phạt tối đa đối với hành vi thắp hương tại lễ hội không đúng nơi quy định vào rằm tháng 8 như sau:
- Đối với tổ chức vi phạm: Cao nhất là 1.000.000 đồng và thấp nhất là 400.000 đồng.
- Đối với cá nhân vi phạm: Cao nhất là 500.000 đồng và thấp nhất là 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?