Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng hợp đồng đã soạn sẳn có cần phải chứng thực hay không?
Công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 trong luật này được được công chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...
Như vậy, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực cũng như hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản.
Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng hợp đồng đã soạn sẳn có cần phải chứng thực hay không? (Hình từ Internet)
Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng hợp đồng đã soạn sẳn có cần phải chứng thực hay không?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn cụ thể như sau:
Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Như vậy, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng có thể là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Hồ sơ cần chuẩn bị để công chứng hợp đồng đã được soạn sẳn bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 có quy định về hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
...
Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị để công chứng hợp đồng khi người yêu cầu muốn công chứng hợp đồng, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ danh mục giấy tờ kèm theo cùng yêu cầu công chứng hợp đồng.
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu người yêu cầu công chứng chuẩn bị sẵn).
- Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng và những cá nhân, tổ chức liên quan được ghi nhận trong hợp đồng (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy tờ về quyền sử dụng, sở hữu tài sản (sổ đỏ, sổ tiết kiệm, đăng ký xe, biên bản bàn giao nhà ở…) dưới dạng bản sao.
- Giấy tờ khác có liên quan (bản sao).
Đồng thời, khi đi công chứng hợp đồng người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình đầy đủ bản chính của các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu ở trên để công chứng viên đối chiếu, xem xét nội dung trong bản chính so với bản sao đã được người yêu cầu công chứng cung cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?